Trong thế giới các nhà sản xuất chip xử lý, với công ty Intel lại càng khiến người tiêu dùng bị chìm trong mê hồn trận với cách đặt tên hết sức kỳ lạ của họ, sự khác biệt giữa các dòng vi xử lý.


Lưu ý: trong bài này sẽ không bàn đến các dòng chip xử lý khác thuộc họ Pentium hoặc Core M đặc trưng dành cho máy tính xách tay. Các dòng chip Pentium và Core M đều có vị trí nhất định trong thế giới máy tính, nhưng dòng chip Core thì phổ biến hơn và cũng gây nhiều bối rối ở người tiêu dùng hơn. Có điều gì khác biệt ở bên trong thiết kế của các chip ấy?

1. Hiểu rõ các con số

Con số 3, 5, hay 7 không dùng để chí số nhân của vi xử lý, tức một chip i7 không đồng nghĩa nó là chip xử lý 7 nhân! Những con số này chỉ dùng để chỉ hiệu suất. Và thông thường thì một chip xử lý dòng Core i3 chỉ là chip hai nhân (dual-core processor), trong khi các chip thuộc dòng Core i5 và Core i7 có cả hai nhân và bốn nhân. Và tất nhiên là bốn nhân thì sẽ thường có hiệu suất tốt hơn hai nhân, nhưng hãy còn một số yếu tố khác quyết định hiệu suất của một chip nữa.


Cách đặt tên của nhà sản xuất Intel với các sản phẩm của họ: với thông số Skylake hay Haswell thì đó là họ, thế hệ của chip xử lý mà ở đây là đại diện cho thế hệ thứ 6 hay 4. Tiếp theo, trong mỗi họ ấy sẽ có riêng dòng Core i3, Core i5, và Core i7.

Có thể dễ dàng nhận biết được chip xử lý mà họ sẽ mua thuộc họ (hay thế hệ thứ mấy) bằng cách nhìn vào con số đầu tiên trong nhóm bốn số chỉ tên gọi của chip. Ví dụ chip Intel Core i3-5200 thì con số đầu tiên là "5" sẽ cho biết chip xử lý này thuộc thế hệ thứ 5.

Lưu ý: các chip xử lý thế hệ mới của Intel sẽ không còn hỗ trợ hệ điều hành Windows 7, nhưng với chính sách cho người dùng các bản Windows hợp pháp từ Windows 7/8/8.1 nâng cấp lên Windows 10 thì người dùng hãy nhanh chóng nâng cấp hệ điều hành trước tiên để tận hưởng những tính năng mạnh mẽ hơn từ các chip xử lý thế hệ mới.

2. Sự khác biệt của các ký tự: U vs. Q. vs. H vs. K

Sau bốn ký tự số, các ký tự chữ đằng sau bao gồm: U, Y, T, Q, H, và K. Chúng có ý nghĩa như sau:
  • U: Ultra Low Power (Siêu tiết kiệm điện năng). Nói chung các chip xử lý dòng U chỉ dành cho máy tính xách tay, bởi lẽ đơn giản là nó tiêu tốn ít điện năng, giúp pin cầm cự được lâu hơn, đáp ứng tốt nhu cầu cần sự cơ động ở người dùng.
  • Y: Low Power (Tiết kiệm điện năng). Thường thấy dòng chip xử lý này trên các máy tính xách tay thế hệ cũ và thiết bị di động.
  • T: Power Optimized (Đã tối ưu hóa vấn đề tiêu thụ điện). Thuộc nhóm chip xử lý dành cho máy tính để bàn.
  • Q: Quad-Core (Bốn lõi). Với ký hiệu Q này sẽ chỉ dành cho các chip xử lý có bốn nhân vật lý thật sự.
  • H: High-Performance Graphics (Tích hợp thêm chip đồ họa hiệu suất cao). ký hiệu một con chip xử lý được tích hợp luôn chip đồ họa có hiệu năng cao bên trong.
  • K: Unlocked. Ký tự này cho biết người dùng có thể ép xung để bắt cpu phải hoạt động năng nổ hơn, vượt ngưỡng tốc độ chuẩn đã quy định.


Việc hiểu rõ ý nghĩa của các ký tự số và chữ nói trên sẽ giúp người dùng nhận diện được sức mạnh của con chip xử lý, liệu nó có đáp ứng tốt nhu cầu công việc hay không. Mặc khác, người dùng có thể tham khảo thêm chi tiết kỹ thuật tại trang ark.intel.com.

3. Vấn đề siêu phân luồng (Hyper-Threading): i7 > i3 > i5

Như đã thông tin ở trên, Intel dùng ký tự U và Q để ám chỉ số lõi vật lý của một con chip. Vậy thì còn có loại nhân nào khác ngoài nhân vật lý thật sự? là một con chip sẽ còn có nhân ảo (virtual core), số nhân ảo này sẽ được kích hoạt thông qua công nghệ được gọi là Siêu phân luồng (Hyper-Threading).


Trong trường hợp cả hai nhân vật lý cùng được kích hoạt bởi công nghệ siêu phân luồng thì sẽ có bốn nhân ảo cùng hoạt động, và tất nhiên tốc độ tính toán xử lý công việc cũng tốc độ hơn. Một chip xử lý bốn nhân thật chắc chắn sẽ cho hiệu suất làm việc tốt hơn một chip xử lý hai nhân dùng công nghệ siêu phân luồng hỗ trợ.

4. Turbo Boost: i7 > i5 > i3

Chip Intel Core i3 loại không hỗ trợ Turbo Boost trong khi Core i5 được sự hỗ trợ của công nghệ Turbo Boost để tăng tốc xử lý các tác vụ, và chip Core i7 cũng được sự trợ giúp của công nghệ Turbo Boost.


Turbo Boost là công nghệ độc quyền của công ty Intel sẽ tự nhận biết khi nào cần thúc ép tăng tốc độ xung lên khi người dùng đang phải xử lý khối công việc nặng.

Nói chung công nghệ Turbo Boost tỏ ra rất hữu ích đối với những người dùng thường phải chạy các ứng dụng và phần mềm nặng, chẳng hạn như xử lý biên tập phim ảnh hoặc video game, nhưng công nghệ này không tỏ ra có nhiều tác động nếu người dùng chỉ đang duyệt web và dùng bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office.

5. Dung lượng bộ nhớ đệm (Cache Size): i7 > i5 > i3

Ngoài công nghệ siêu phân luồng và Turbo Boost, thì còn một yếu tố lớn khác ảnh hưởng lên các dòng chip xử lý, đó là bộ nhớ đệm tức Cache Size. Cache chính là bộ nhớ của riêng chip xử lý và nó đóng vai trò như bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên RAM chỉ dành riêng cho cpu - và nó cũng là một trong những thông số ít được biết đến khi so sánh tốc độ nhanh chậm của một chiếc máy tính.


Cũng như bộ nhớ RAM, kích thước bộ nhớ đệm (cache size) càng lớn thì sẽ càng tốt cho tốc độ xử lý công việc. Do đó nếu một chip xử lý phải thực hiện tới lui một nhiệm vụ, nó sẽ lưu giữ nhiệm vụ đó trong bộ nhớ đệm. Và nếu một chip xử lý có thể lưu giữ nhiều nhiệm vụ trong bộ nhớ riêng của nó, thì rõ ràng là nó có thể giúp đẩy nhanh tốc độ truy xuất nhiệm vụ ấy khi người dùng cần đến.

Về mặt kỹ thuật thì chip Core i3 thường sở hữu bộ nhớ đệm ở mức 3 MB. Trong khi chip Core i5 sẽ có bộ nhớ đệm dao động trong khoảng từ 3 MB đến 6 MB. Riêng chip Core i7 sẽ có cache từ 4 MB đến 8 MB.

6. Chip đồ họa tích hợp: HD, Iris, Iris Pro

Công nghệ cho phép tích hợp luôn chip đồ họa lên chip xử lý thì điều này đồng thời trở thành yếu tố quan trọng các dòng CPU. Có ba cấp độ chip đồ họa tích hợp: Intel HD, Intel Iris, và Intel Iris Pro.


7. Các dòng chip Core i3, i5, i7


Như ở trên về thông tin sự khác biệt giữa dòng chip, thì bây giờ là thông tin phân loại từng dòng chip nên được dùng tốt nhất cho loại công việc nào:
  • Core i3: Những người dùng phổ thông, không đòi hỏi nhiều về năng lực xử lý của chip. Hơn thế nữa lại là lựa chọn kinh tế, giúp tiết kiệm. Khi trang bị dòng chip này thì nó sẽ phục vụ đắc lực cho nhu cầu duyệt web, dùng ứng dụng văn phòng Microsoft office, thực hiện gọi điện video với Skype hay Facebook messenger ... Nhưng không thích hợp với các game thủ và người dùng chuyên nghiệp đòi hỏi cao về tốc độ và gánh nặng xử lý tác vụ.
  • Core i5: Người dùng trung cấp có am hiểu về kỹ thuật. Đây là những người dùng muốn cân bằng giữ hiệu suất xử lý và chi phí phải bỏ ra để mua chip. Nó sẽ đồng thời tốt cho nhu cầu các game nếu người dùng chọn mua loại HQ hoặc Q đi kèm với bộ xử lý đồ họa chuyên dụng.
  • Core i7: Dành cho người dùng chuyên nghiệp. Dòng chip này rõ ràng là lựa chọn tốt nhất mà Intel có thể mang đến cho người dùng hiện nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top