Màn hình đóng một vai trò quan trọng trong việc tương tác với người dùng nhất là khi đề cập đến chất lượng của một màn hình hiển thị (trên điện thoại, máy tính, TV, ...). Trong đó, độ phân giải màn hình là một điểm thường rất được lưu ý. Mặt khác, độ phân giải của màn hình phụ thuộc rất lớn vào công nghệ mà nó được tạo nên.

CRT

Màn hình này sử dụng huỳnh quang và ống phóng tia cathode tác động vào các điểm ảnh để tạo sự phản xạ ánh sáng. CRT thể hiện màu trung thực, sắc nét, tốc độ phản ứng cao. Tuy nhiên, nó cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác.

LCD (Liquid Crystal Display) - Màn hình tinh thể lỏng

Đối với loại màn hình này, khi chạm tay vào sẽ thấy màn hình lõm xuống, rất mềm. Có thể hiểu tấm LCD gồm một dạng chất lỏng được ghép giữa hai tấm thủy tinh nền và nó thay đổi tính chất khi có dòng điện chạy qua. LCD cần một đèn nền phía sau vì bản thân nó không tự phát sáng mà phải nhờ đến đèn nền để phát sáng.

Loại tấm nền được sử dụng phổ biến nhất trên màn hình LCD (và có thể nói là tất cả những thiết bị điện tử tiêu dùng hiện nay) là tấm nền tinh thể lỏng, hay còn gọi tắt là LCD (Liquid Crystal Display).

- Nguyên tắc hoạt động cơ bản
  • Tấm nền LCD thông thường sẽ gồm 3 phần bộ phận chính: đèn nền, tấm tinh thể lỏng và bộ lọc màu. Nó hoạt động dựa trên tính chất của các tinh thể lỏng có thể biến đổi để cho toàn bộ, chặn một phần hoặc ngăn toàn bộ ánh sáng đi qua. Để tạo được màu sắc, ánh sáng trắng phát ra từ đèn nền sẽ đi qua lớp tinh thể lỏng, ở đây tuỳ theo hình ảnh hiển thị mà màn hình sẽ điều chỉnh bao nhiêu phần ánh sáng được đi qua. Phần ánh sáng này sau đó sẽ đi qua tấm lọc để tạo thành một trong 3 màu cơ bản.


  • Mỗi điểm ảnh của LCD thực chất được cấu tạo từ các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực và cường độ của ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Mỗi pixel được chia làm ba ô màu đỏ, xanh dương và xanh lá. Những ô đó có thể được điều chỉnh một cách độc lập để sản sinh hàng nghìn, thậm chí hàng triệu màu.
- LCD có 2 công nghệ đèn nền gồm đèn nền huỳnh quang lạnh - CCFL (cold - cathode fluorescent lamp), và đèn nền LED.
  • Công nghệ màn hình LED cũng tương tự như LCD nhưng nó không sử dụng đèn nền phía sau để chiếu sáng tấm LCD mà được thay bằng các đèn LED cực nhỏ được bố trí ở phía sau (có thể gắn trực tiếp vào tấm LCD hoặc gắn xung quanh).
  • Lợi thế của việc gắn trực tiếp (back-lit) là bạn có thể điều chỉnh tăng tương phản bằng cách cho một số đèn LED tắt giúp khả năng thể hiện màu đen sâu hơn.
  • Còn với loại gắn xung quanh ở 4 cạnh màn hình (edge-lit), lợi thế là cho phép tạo ra những màn hình mỏng đến khó tin. Tất nhiên, bạn mất đi khả năng tắt bớt các đèn LED để nâng độ tương phản và chất lượng hình ảnh cũng kém hơn vì ánh sáng không được phân bố tối ưu nhất.
  • Đối với công nghệ LCD thông thường, các nhà sản xuất dùng hệ thống đèn nền CCFL, tức đèn nền huỳnh quang cathode lạnh. Đèn nền CCFL gồm các bóng đèn dạng ống bố trí song song nằm ngang. Nhược điểm của đèn nền CCFL là không thể tắt hẳn ở những pixel nhất định mà phải tắt cả khu vực, chính vì vậy không thể cho độ tương phản cao, đồng thời các vùng tối và sắc đen không được thể hiện một cách chính xác.
  • Công nghệ màn hình LED trang bị hệ thống đèn nền bằng các diode phát quang. Chúng có thể thay đổi màu sắc ánh sáng theo bước sóng, vì thế chỉ một đèn diode phát quang có thể tạo ra rất nhiều sắc màu mà không bị giới hạn bởi các ánh sáng đơn sắc như bóng đèn thường. Ưu điểm của đèn nền LED là cho dải màu rộng hơn, màu sắc trung thực và độ sáng cao hơn 40% so với đèn nền thông thường.


- Ngoài chất lượng về độ phân giải màn hình, thời gian đáp ứng, ... yếu tố quan trọng nhất là công nghệ tấm nền (panel) mà màn hình sử dụng. Màn hình LCD được sản xuất theo 3 chuẩn công nghệ tấm nền: IPS (In Plane Switching), VA (Vertical Alignment) và TN (Twisted Nematic).

1. Tấm nền TN (Twisted Nematic)

- Cấu trúc tấm nền TN: Hình thành trên cơ sở sự sắp xếp lại được điều chỉnh một cách chính xác cấu trúc phân tử tinh thể lỏng dưới tác dụng của điện trường. Hiệu ứng này được thực hiện với một công suất tiêu thụ nhỏ và điện thế hoạt động thấp.
  1. Phân cực bộ phim bộ lọc với một trục thẳng đứng để phân cực ánh sáng khi nó đi vào.
  2. Chất nền thủy tinh với điện cực ITO . Hình dạng của các điện cực này sẽ xác định hình dạng sẽ xuất hiện khi màn hình LCD được bật. Các đường gờ dọc được khắc trên mặt phẳng.
  3. Tinh thể lỏng nematic twisted
  4. Chất nền thủy tinh với màng điện cực thông thường (ITO) với các dải ngang để xếp thẳng với bộ lọc nằm ngang.
  5. Phân cực bộ lọc phim với một trục ngang để chặn / vượt qua ánh sáng.
  6. Phản quang bề mặt để gửi ánh sáng trở lại cho người xem. (Trong màn hình LCD có đèn nền, lớp này được thay thế bằng nguồn ánh sáng.) 

2. Tấm nền VA (Vertical Alignment)

- Cấu trúc tấm nền VA: Cho góc nhìn rộng hơn và khả năng thể hiện màu đen sâu, nhưng với cấu trúc cơ bản là các tinh thể lỏng được xếp dọc, vuông góc với màn hình nên màn hình VA dễ bị tổn thương hơn, có thể dễ dàng nhận ra khi người dùng gõ vào bề mặt thì màn hình sẽ bị loé sáng lên, khiến hình ảnh đang hiển thị sẽ bị lưu lại trong một thời gian ngắn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tuổi thọ của loại màn hình tinh thể lỏng dạng VA không dài, và màu sắc có thể bị thay đổi sau một thời gian sử dụng nhất định.


3. Tấm nền IPS (In Plane Switching)

- Cấu trúc tấm nền IPS có các lớp tinh thể lỏng giờ đây được xếp theo hàng ngang song song với 2 lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì vuông góc. Sự thay đổi này làm giảm lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng và tái tạo màu sắc tốt.
- Màn hình LCD sử dụng tấm nền IPS cho hiển thị hình ảnh với gam màu rộng hơn, thường được sử dụng trong các thiết bị cao cấp, rất thích hợp cho thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị, ngoài ra màn hình IPS còn cung cấp góc nhìn lên tới 178⁰ so với phương ngang.


Công nghệ tấm nền IPS được xem là tấm nền màn hình LCD có chất lượng hiển thị hình ảnh trung thực nhất, đáp ứng độ chính xác màu sắc, rất thích hợp cho công việc thiết kế đồ họa hay các công việc yêu cầu tái tạo màu sắc chính xác và nhất quán. Công nghệ tấm nền IPS cho góc nhìn rộng, lên đến 178⁰, vì thế dù ở góc nhìn nào thì chất lượng hiển thị của màn hình cũng đồng nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top