Suzuki FX 125 là dòng xe thể thao bình xăng dưới yên được Suzuki phát triển và sản xuất tại Nhật Bản và Malaysia từ năm 1998.

Đây là dòng xe sử dụng động cơ 4 thì, hệ thống phối trí cam đôi DOHC, hộp số 5 cấp và ly hợp điều khiển bằng tay từng được săn đón tại thị trường Việt Nam vào những năm đầu của thể kỉ 21. Vào thời điểm ra mắt Fx 125 được trang bị những công nghệ về động cơ và kết cấu khung sườn vượt trội hoàn toàn so với những chiếc xe thể thao bình xăng dưới cùng thời,tuy nhiên cũng chính vì được trang bị công nghệ mới nên việc sử dụng, bảo dưỡng và thay thế phụ tùng tại thị trường Việt Nam không đúng cách khiến cho dòng xe này dần mất đi vị thế của mình. Đặc biệt sự khan hiếm phụ tùng là một trở ngại lớn nhất (xe nhập khẩu nguyên chiếc nên không có phụ tùng thay thế đi kèm).
Động Cơ FX 125 DOHC

Động cơ được trang bị trên FX 125 là khối động cơ 4 thì 125cc phối trí cam đôi (DOHC) trên đỉnh đầu xilanh, với 4 supap trên đầu quy lát. Đây là công nghệ được áp dụng trên các xe ô tô đời mới và các dòng xe đua thể thao bởi nó có lợi điểm là đạt được công suất cao hơn hệ thông phối trí cam đơn (SOHC) truyền thống ở vòng tua máy cao. Động cơ FX125 sử dụng bộ chế hòa khí MIKUNI BS26SS cho hiệu suất nạp khá tốt, kết hợp lại những điều trên giúp động cơ có thể đạt công suất 13.3 mã lực tại vòng tua 10500 vòng/phút. Có thể nói cao nhất trong các dòng xe thể thao 4 thì 125cc thời bấy giờ.

Ngoài ra động cơ còn được trang bị hệ thống cân bằng giúp xe ổn định khi ở vòng tua cao, một hệ thống két nhớt làm mát phụ giúp giải nhiệt động cơ tốt hơn Khối động cơ này được sử dụng cho các mẫu xe tiếp theo của suzuki như FXR 150, Raider 125, Raider 150.
Cấu tạo động cơ

Cấu tạo của mẫu động cơ này cũng tương tự như những mẫu động cơ xe máy truyền thống khác thời bấy giờ đó là bao gồm 1 động cơ đốt trong xilanh đơn kết hợp cũng hệ thống ly hợp và hộp số. Động năng khi sinh ra từ động cơ sẽ truyền qua bộ ly hợp và dẫn đến hộp số rồi truyền ra Nhông Sên Đĩa để kéo bánh xe sau làm xe di chuyển chúng ta sẽ đề cập đến các bộ phận quan trọng trong động cơ này.

- Bộ phận sinh công: gồm 1 khối các chi tiêt cấu tạo thành 1 động cơ 1 xi lanh 4 thì có đường kính piston 57mm và hành trình là 48.8mm, các bộ phận này gồm các phần chính như sau: dên, piston, xilanh, đầu xilanh, trục cam, sên cam, supap, bộ chế hòa khí, hệ thống đánh lửa. Đặc trưng của động cơ này là hành trình piston ngắn và đường kính piston lớn, khối lượng cây dên lớn với đường kính 15 cm tạo lực quán tính rất mạnh giúp cho động cơ nhanh chóng đạt đến vòng tua máy cao, 2 trục cam trên đầu xi lanh điều phối sự đóng mở của 4 supap không có cò mổ mà sử dụng con đội trực tiếp như nhưng mẫu động cơ trên xe ô tô, mỗi mẫu cam trên 1 cây cam có nhiệm vụ đóng mở 1 cây supap thông qua 1 con đội, bên dưới con đội sử dụng 1 miếng chêm (còn gọi là shim) ngoài tác dụng tiếp nhận lực đẩy từ cốt cam thì miếng chêm có tác dụng để căn chỉnh khe hở giữa con đội và mấu cam.

- Hệ thông ly hợp: được bố trí 1 nhông nhỏ gắn vào cốt dên liên kết với 1 nhông lớn gắn vào trục sơ cấp của hộp số, các lá bố và lá thép của nhông lớn ly hợp được tạo lực ép bới 5 lò xo, bộ ly hợp của động cơ được trang bị 5 lá bố và 4 lá thép, sự ngắt ly hợp được điều khiển qua hệ thống côn tay.

- Hộp số: hộp số trên động cơ là hộp số 5 tốc độ.

- Hệ thống bơm nhớt: bơm nhớt của động cơ được lắp rời bên lốc bơm nhớt của động cơ, có 1 nhông truyền động nhận động năng từ cây dên của động cơ truyền qua bơm nhớt tạo động lực đẩy nhớt đi tuần hoàn khắp động cơ. Thứ tự bơm nhớt sẽ như sau: Nhớt từ Cacte --> qua bơm nhớt --> qua két làm mát nhớt --> qua lọc nhớt --> chia làm các đường sau:
  1. Vào cốt dên để bôi trờn ắc dên và vung tóe ra để bôi trơn hộp số.
  2. Vào đường làm mát piston sau đó sẽ bôi trơn piston và xilanh rồi bôi trơn cho bộ đối trọng.
  3. Dẫn lên đầu xi lanh để bôi trơn cam, con đội.
  4. Vung tóe tại nhông nhỏ y hợp để bôi trơn cho bộ ly hợp Sau đó nhớt sẽ tự trở về cacte để thực hiện 1 chu trinh bôi trơn mới.
- Hệ thống phát điện và đánh lửa: nằm bên chân trái người lái gồm 1 cuộn nam châm và 8 lõi dây đồng kèm 1 cực kích để nhận tín hiệu đánh lửa.

Nguồn: Wikipedia

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top